Kinh Hộ Trì
Pāḷi – Việt
Trích lục bởi Bhikkhu Vāyāma – Tỳ Khưu Thiện Hảo
-ooOoo-
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā-sambuddhassa (3 lần)
Kính lễ đức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Chánh Giác. (3 lần). (lạy)
Saraṇagamanaṃ
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Đệ tử quy y Phật. Đệ tử quy y Pháp. Đệ tử quy y Tăng.
Lần thứ hai, đệ tử quy y Phật. Lần thứ hai, đệ tử quy y Pháp. Lần thứ hai, đệ tử quy y Tăng.
Lần thứ ba, đệ tử quy y Phật. Lần thứ ba, đệ tử quy y Pháp. Lần thứ ba, đệ tử quy y Tăng.
-ooOoo-
Ân đức Phật
Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng Cúng
Chánh Biến Tri Minh Hạnh đủ đầy
Ðức ân Thiện Thệ cao dày
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày lý chân
Vô Thượng Sĩ pháp âm tịnh diệu
Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh
Thiên Nhân Sư đấng cha lành
Phật Ðà toàn giác Thế Tôn trong đời. (lạy)
Kính lễ Phật
Chư Phật quá khứ nào,
Cùng chư Phật vị lai,
Và chư Phật hiện tại,
Con kính lễ tất cả.
Không nơi nương tựa nào,
Bằng đức Phật tối thượng,
Do lời chân thật này,
Mong con được thắng lạc.
Con đê đầu kính lễ
Vi trần ở chân Phật,
Lỗi đã phạm đến Ngài
Mong Phật Bảo xá lỗi. (lạy)
-ooOoo-
Ân đức Pháp
Pháp vi diệu cha lành khéo dạy
Lìa danh ngôn giác ngộ hiện tiền
Vượt thời gian chứng vô biên
Sát na đại ngộ, hoát nhiên liễu tường
Ðạo vô thượng đến rồi thấy rõ
Hướng thượng tâm thoát ngõ vọng trần
Trí nhân tự ngộ giả chân
Diệu thường tịnh lạc Pháp ân nhiệm mầu.
Kính lễ Pháp
Chư Pháp quá khứ nào,
Cùng chư Pháp vị lai,
Và chư Pháp hiện tại,
Con kính lễ tất cả.
Không nơi nương tựa nào,
Bằng đức Pháp tối thượng,
Do lời chân thật này,
Mong con được thắng lạc.
Con đê đầu kính lễ
Đức Pháp với ba loại,
Lỗi đã phạm đến Pháp
Mong Pháp Bảo xá lỗi. (lạy)
-ooOoo-
Bậc diệu hạnh, thinh văn Thích tử
Bậc trực hạnh, Pháp lữ thiền gia
Bậc như lý hạnh, Tăng già
Bậc chơn chánh hạnh, dưới tòa Thế Tôn
Thành đạo quả bốn đôi, tám chúng
Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm
Cung nghinh kính lễ một niềm
Thánh chúng vô thượng, phước điền thế gian. (lạy)
Kính lễ Tăng
Tăng chúng quá khứ nào,
Cùng Tăng chúng vị lai,
Và Tăng chúng hiện tại,
Con kính lễ tất cả.
Không nơi nương tựa nào,
Bằng đức Tăng tối thượng,
Do lời chân thật này,
Mong con được thắng lạc.
Con đê đầu kính lễ
Đức Tăng với hai hạng
Lỗi đã phạm đến Tăng
Mong Tăng Bảo xá lỗi. (lạy)
KINH NGỌN CỜ
78. Nhờ niệm tưởng Kinh này
Chúng sanh được chỗ đứng
Ngay tại giữa hư không
Như đất bằng, khắp nơi.
79. Và thoát khỏi vô số
Điều rối răm, nguy hại
Khởi từ trộm, Dạ-xoa
Vậy nên, này chư hiền
Hãy cùng tụng Kinh này.
80. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anāthapiṇḍika.
81. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: ‘Này các Tỷ-kheo.’ ‘Thưa vâng, bạch Thế Tôn.’ Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: ‘Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asura. Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên và nói: ‘Này thân hữu, khi các ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.
82. Nếu các ông không ngó lên đầu ngọn cờ của ta, thời hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati. Khi các ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.
83. Nếu các ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa. Khi các ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.
84. Nếu các ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Īsāna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Īsāna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.’
85. Này các Tỷ-kheo, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Īsāna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến diệt và sẽ không biến diệt.
86. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.
87. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, khi các ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta rằng:
88. ‘Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn’.
89. Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.
90. Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp:
91. ‘Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu.’
92. Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
93. Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng:
94. ‘Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời.’
95. Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
96. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.
97. Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp:
98. Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
99. Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
100. Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.
101. Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.
Kết thúc Kinh Ngọn Cờ.
-ooOoo-
Kinh Hộ Trì Pāḷi Việt – Paccavekkhaṇa (quán Tưởng: Y Phục, Vật Thực, Trú Xứ, Dược Phẩm)
Quán tưởng
1. Y phục
Chơn chánh quán tưởng rằng
Ta thọ dụng y phục
Để ngăn ngừa nóng lạnh
Hoặc xúc chạm muỗi mòng
Gió sương và mưa nắng
Cùng rắn rít côn trùng
Và chỉ để che thân
Tránh những điều hổ thẹn.
2. Vật thực
Chơn chánh quán tưởng rằng
Ta thọ dụng vật thực
Không phải để vui đùa
Không ham mê vô độ
Không phải để trang sức
Không tự làm đẹp mình
Mà chỉ để thân này
Được bảo trì mạnh khoẻ
Để tránh sự tổn thương
Để trợ duyên Phạm hạnh
Cảm thọ cũ được trừ
Thọ mới không sanh khởi
Và sẽ không lầm lỗi
Ta sống được an lành.
3. Trú xứ
Chơn chánh quán tưởng rằng
Ta thọ dụng liêu thất
Để ngăn ngừa nóng lạnh
Hoặc xúc chạm muỗi mòng
Gió sương và mưa nắng
Cùng rắn rít côn trùng
Để giải trừ nguy hiểm
Do phong thổ tứ thời
Và chỉ với mục đích
Sống độc cư an tịnh.
4. Dược Phẩm
Chơn chánh quán tưởng rằng
Ta thọ dụng y dược
Dành cho người bệnh dùng
Để ngăn ngừa cảm thọ
Tàn hại đã phát sanh
Được hoàn toàn bình phục.
-ooOoo-
Kinh Hộ Trì Pāḷi Việt – Metta-bhāvanā (từ Tâm Tu Tập)
Từ Tâm Tu Tập
Nguyện cho tôi không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đang sống tại trường Đại học này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho chư Thiên đang hộ trì trường Đại học này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đang sống tại thành phố này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho chư Thiên đang hộ trì thành phố này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho chư thí chủ hỗ độ 4 nhu yếu phẩm của chúng tôi, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho chư vị phục vụ, công quả của chúng tôi, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đang sống tại quốc độ này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho chư Thiên đang hộ trì quốc độ này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho chư Thiên đang hộ trì Chánh Pháp này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đang sống trong vũ trụ này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho chư Thiên đang hộ trì vũ trụ này, không có sự thù hận, không có sự sân ác, không có sự khổ não, và tự hộ trì để được an lạc.
Nguyện cho tất cả chúng sanh, tất cả nhân loại,
-ooOoo-
Kinh Hộ Trì Pāḷi Việt – Thân Hành Niệm, Tuỳ Niệm Chêt, Lời Nguyện, Hồi Hướng
Thân hành niệm
Trong thân này: ‘Ðây là tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tuỷ, thận; tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi; ruột già, ruột non, vật thực mới, phân, não; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ; nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu.’
Tuỳ Niệm Chết
Tất cả chúng sanh đã chết, đang chết và sẽ chết; hiển nhiên ta cũng sẽ chết giống như vậy.
-ooOoo-
Lời nguyện
Mong mọi loài chúng sanh,
Từ Thiên giới cao tột,
Đến cõi Avīci (A-tỳ),
Cùng tất cả thế gian,
Và chúng sanh địa cầu,
Không sân ác, thù hận,
Không đau khổ, nguy hiểm.
Mong mọi loài chúng sanh,
Từ Thiên giới cao tột,
Đến cõi Avīci (A-tỳ),
Cùng tất cả thế gian,
Và chúng sanh thuỷ giới,
Không sân ác, thù hận,
Không đau khổ, nguy hiểm.
Mong mọi loài chúng sanh,
Từ Thiên giới cao tột,
Đến cõi Avīci (A-tỳ),
Cùng tất cả thế gian,
Và chúng sanh hư không,
Không sân ác, thù hận,
Không đau khổ, nguy hiểm.
Nhờ phước báu đã tạo,
Mong tất cả chúng sanh,
Hiểu Pháp của Pháp Vương,
Và đạt nhiều phúc lạc.
Với tịnh hành, lạc hành,
Mong chúng sanh đạt được,
Lạc Níp-bàn tối thượng,
Pháp không sầu, không chấp.
Mong Chánh pháp trường tồn,
Mong chúng sanh mọi loài,
Hãy kính trọng giáo Pháp,
Mong mưa thuận gió hoà.
Các tiên đế, minh quân,
Đã hộ quốc thế nào,
Mong hiện đế hộ trì,
Bằng chánh pháp như vậy,
Ví như con của mình.
-ooOoo-
Tam Tướng Của Danh-Sắc
‘Tất cả hành vô thường’,
Với Tuệ, quán thấy vậy;
Ðau khổ được nhàm chán,
Chính con đường thanh tịnh.
‘Tất cả hành khổ đau’,
Với Tuệ quán thấy vậy;
Ðau khổ được nhàm chán,
Chính con đường thanh tịnh.
‘Tất cả pháp vô ngã’,
Với Tuệ quán thấy vậy;
Ðau khổ được nhàm chán,
Chính con đường thanh tịnh.
-ooOoo-
Phật Huấn
Này các Tỷ-kheo, hãy chuyên cần bằng sự không dễ duôi, vì rằng: Đức Phật xuất hiện trên thế gian là điều khó, được sanh làm người là điều khó, thành tựu đức tin (nơi Tam Bảo…) là điều khó, được xuất gia là điều khó, được nghe Chánh Pháp là điều khó. Đức Phật thường giáo huấn như vậy mỗi ngày. Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên các con rằng: ‘Các pháp hữu vi đều có tánh hoại diệt, hãy chuyên cần bằng sự không dễ duôi.’
-ooOoo-
.
Hồi Hướng Phước
Mong chư Thiên hoan hỷ,
Sự thành tựu phước báu,
Mà chúng con đã tạo,
Để được mọi phúc lạc.
Hãy bố thí bằng tín,
Hãy thường giữ giới luật,
Hãy vui thích tu thiền,
Chư Thiên nào đến rồi,
Thỉnh chư vị hồi quy.
Chư Phật, bậc Đại lực,
Cùng uy lực Độc giác,
Và uy lực Thinh văn,
Xin tổng mọi hộ trì.
-ooOoo-
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Cúng Dường Tam Bảo
Con xin cúng dường đức Phật bằng sự thực hành Pháp và tuỳ Pháp này. Con xin cúng dường đức Pháp bằng sự thực hành Pháp và tuỳ Pháp này. Con xin cúng dường đức Tăng bằng sự thực hành Pháp và tuỳ Pháp này